Sẽ có những biến thể Covid-19 kháng được vắc xin hiện có
Hội thi tuyên truyền lưu động TP.HCM do Sở VH-TT TP.HCM phối hợp với UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức. Đơn vị thường trực là Trung tâm Thông tin triển lãm thành phố. Hội thi dành cho các đội tuyên truyền lưu động thuộc các trung tâm văn hóa, trung tâm văn hóa - thể thao, trung tâm văn hóa - thể dục thể thao, trung tâm văn hóa - thể thao và truyền thông thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.Nội dung tuyên truyền trong hội thi xoay quanh các chủ đề ca ngợi sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước; ca ngợi những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM đạt được trong 50 năm qua; ca ngợi lòng nhân ái, nghĩa tình của người dân TP.HCM. Ban tổ chức cho biết, mỗi đơn vị tham gia xây dựng 1 tiết mục văn nghệ tuyên truyền, có thời gian tối thiểu 15 phút và tối đa 20 phút. Mỗi đội không quá 30 người, có 2 tuyên truyền viên chính thức. Các đội tham gia hội thi sử dụng ca khúc trong tuyển tập TP.HCM - Thành phố tôi yêu do Hội Âm nhạc TP.HCM phát hành, nhưng cũng có thể tự sáng tác hoặc chọn những bài hát khác (nhưng phải thông báo trước với ban tổ chức).Ban tổ chức dự kiến sẽ thực hiện hội thi, làm gian hàng triển lãm... ở khu vực trung tâm cũng như điều chỉnh tổ chức vào cuối tuần để thu hút người xem. Thời gian diễn ra hội thi từ ngày 12.3 - 14.3, tại góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ (phường Bến Nghé, Q.1, TP.HCM). Lễ khai mạc dự kiến được tổ chức vào tối 12.3. Hội Âm nhạc TP.HCM công bố tuyển tập ca khúc TP.HCM - Thành phố tôi yêuNhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh - Chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM cho biết từ đầu năm 2022 đến nay, hội đã triển khai 4 đợt vận động sáng tác ca khúc về TP.HCM. Tuyển tập ca khúc TP.HCM - Thành phố tôi yêu gồm 30 ca khúc được hội đồng nghệ thuật chọn lọc. "Các ca khúc này là kết quả cuộc vận động sáng tác và đặt hàng các nhạc sĩ sáng tác. Trong đó, 3/4 là ca khúc tuyên truyền, cổ động vui tươi, 1/4 còn lại là tác phẩm chuyên sâu. Chúng ta có đầy đủ thể loại để phát triển thành câu chuyện cho tiết mục. Hội Âm nhạc TP.HCM đã quay 30 MV, thực hiện nhạc nền để các đội sử dụng hiệu quả trong công tác tuyên truyền thông qua hội thi. Các đội có quyền hòa âm, phối khí, dàn dựng lại ca khúc để phù hợp tiết mục dự thi", nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh cho hay.Lĩnh vực đang cần số lượng lớn lao động tại TP.HCM hiện nay
Ngày 16.3, tin từ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, lực lượng của đơn vị tổ chức tìm kiếm, cứu được 2 ngư dân bị nạn, trôi dạt trên vùng biển Tây Nam.Trước đó, khoảng 5 giờ ngày 15.3, trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên vùng biển Tây Nam, lực lượng Vùng Cảnh sát biển 4 nhận tin báo có 2 ngư dân trên tàu cá KG-1320 TS mất tích.Ngay sau đó, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 chỉ đạo các tàu đang thực hiện nhiệm vụ trên thực địa tăng cường quan sát, tổ chức tìm kiếm, sẵn sàng hỗ trợ cứu nạn. Đến 17 giờ ngày 15.3, tàu KN-203 của đơn vị phát hiện và cứu được 2 ngư dân đang trôi dạt trên biển. Sau đó, chỉ huy tàu cử cán bộ quân y kiểm tra, chăm sóc sức khỏe, trấn an tinh thần, động viên ngư dân gặp nạn. Qua xác minh, 2 ngư dân là Nguyễn Ngọc Giàu (40 tuổi) và Huỳnh Chí Thảo (30 tuổi, cùng ngụ tỉnh Đồng Tháp) là lao động trên tàu cá KG-1320 TS.Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 chỉ đạo lực lượng chức năng làm rõ nguyên nhân; đồng thời liên lạc với chủ tàu và thuyền trưởng để thực hiện các bước tiếp nhận 2 ngư dân theo quy định.
Gần 860 ý kiến, đề xuất của trẻ em...
Ngày 3.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, ông Đỗ Văn Để, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Ngọc Hiển (H.Năm Căn, Cà Mau), xác nhận với PV Thanh Niên trường đã triển khai quyết định kỷ luật khiển trách đối với ông N.C.N, giáo viên môn sinh học của trường. Quyết định kỷ luật này được ký vào ngày 19.12.2024.Lý do kỷ luật là ông N.C.N nhận tiền dạy kèm học sinh thi lại với giá không hợp lý gây dư luận xấu đến uy tín của tập thể sư phạm nhà trường, đến cá nhân và đồng nghiệp.Trước đó, ông N.C.N bị một giáo viên trong trường tố cáo có hành vi nhận tiền tác động cho em N.T.Đ.K (học sinh lớp 11C5 do ông N. làm chủ nhiệm, năm học 2022-2023) lên lớp với số tiền 7 triệu đồng. Sau đó nhà trường đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra yêu cầu xác minh vi phạm của ông N.Cụ thể, ngày 29.12.2024, Cơ quan CSĐT Công an H.Năm Căn nhận được công văn của Trường PTTH Phan Ngọc Hiển về việc chuyển hồ sơ xem xét vi phạm đối với ông N.C.N. Một ngày sau, tức ngày 30.12.2024, Cơ quan CSĐT Công an H.Năm Căn có công văn phúc đáp cho Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Công văn phúc đáp thể hiện, qua nghiên cứu hồ sơ nhận thấy cuối năm học 2022-2023, ông N.C.N tự ý tổ chức dạy thêm môn văn cho học sinh N.T.Đ.K do ông làm giáo viên chủ nhiệm, được sự đồng ý của phụ huynh của em K. Vì vậy không có căn cứ xác định ông N.C.N lợi dụng chuyên môn, nghiệp vụ được phân công để ép buộc, vòi nhận tiền từ phụ huynh để nâng khống điểm thi lại hoặc nâng hạnh kiểm của em K., nên không có dấu hiệu của tội phạm.Được biết trong hồ sơ tố cáo, người tố cáo cung cấp nhiều chứng cứ, trong đó có đoạn ghi âm phụ huynh kể lại chuyện mình bị giáo viên chủ nhiệm của con đề nghị chuyển tiền để con được tác động lên lớp và người bị tố cáo chuyển tiền trả lại sau khi vụ việc được phát hiện. Ngoài ra, trong đơn tố cáo còn có một số vấn đề liên quan đến quản lý, thu - chi, đầu tư cơ sở vật chất, thi đua khen thưởng và các hoạt động khác tại Trường THPT Phan Ngọc Hiển...Ngày 3.1, ông Trần Ngọc Lên, Phó chánh Thanh tra Sở GD-ĐT Cà Mau, cho biết nội dung đơn chưa đủ điều kiện để xem xét là tố cáo mà thuộc phạm vi kiến nghị, phản ánh. Thanh tra Sở vẫn sẽ tiến hành xác minh để trả lời cho người gửi đơn.
Gần đây, Vương Sở Nhiên khiến công chúng không khỏi xôn xao với loạt tạo hình ấn tượng trong bộ phim cổ trang Còn ra thể thống gì nữa. Trong tác phẩm này, cô vào vai vương phi Dữu Vãn Âm, một nhân vật sở hữu nhan sắc xinh đẹp và quyến rũ. Sự thể hiện xuất sắc của Vương Sở Nhiên trong vai diễn này nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, khiến nhiều người phải trầm trồ và không ngớt lời khen ngợi. Với vẻ ngoài rạng rỡ và khí chất thu hút, Vương Sở Nhiên một lần nữa chứng tỏ khả năng hóa thân xuất sắc vào các vai diễn. Cô đã tạo dựng được một hình ảnh Vãn Âm vừa ngây thơ trong sáng, lại vừa cao quý và lạnh lùng. Người xem nhận xét rằng, cô như thể là một nhân vật từ trong sách bước ra đời thực. Bộ phim không chỉ gây ấn tượng mạnh mẽ với tạo hình cổ trang đẹp mắt của cặp đôi chính, mà còn nổi bật nhờ vào sự hợp tác ăn ý giữa Vương Sở Nhiên và Thừa Lỗi. Trong bộ phim này, Vương Sở Nhiên đảm nhận vai Vương Thúy Hoa, một nhân viên văn phòng bỗng nhiên xuyên không vào thế giới cổ trang và trở thành vương phi Dữu Vãn Âm. Sự thay đổi đầy bất ngờ từ một người phụ nữ hiện đại trở thành nhân vật trong cuốn sách, với quyết tâm quyến rũ bạo quân Hạ Hầu Đạm, đã tạo nên một câu chuyện lôi cuốn. Một trong những tình huống thú vị trong phim là khi Vương Thúy Hoa thử chào Hạ Hầu Đạm bằng câu "How are you?" và ngỡ ngàng khi nhận được câu trả lời bằng tiếng Anh: "I'm fine, and you?", chi tiết thú vị tạo nên sự khác biệt cho bộ phim.Về mặt nhan sắc, Vương Sở Nhiên không chỉ "gây sốt" bởi vẻ đẹp thuần khiết và quyến rũ của mình mà còn được so sánh với Lưu Diệc Phi, một biểu tượng sắc đẹp trong làng giải trí Hoa Ngữ. Nữ diễn viên 9X sở hữu những đường nét thanh tú, hài hòa, cùng khí chất cao quý, thoát tục không hề thua kém đàn chị. Đặc biệt, khi khoác lên mình những bộ trang phục cổ trang lộng lẫy, kiêu sa, Vương Sở Nhiên càng tỏa sáng rực rỡ, khiến người xem không thể rời mắt. Cô đã chứng minh được khả năng hóa thân xuất sắc vào các vai diễn cổ trang, mang đến cho khán giả những thước phim đẹp như tranh vẽ, đầy mê hoặc.Trước đó, nữ diễn viên sinh năm 1999 đã ghi dấu ấn qua các vai diễn trong những bộ phim như Thanh bình nhạc, Yến vân đài và Thượng thực. Tuy nhiên, cô mới thu hút được sự chú ý của khán giả khi đảm nhận vai nữ chính trong bộ phim Khói lửa nhân gian của tôi, đóng cặp cùng nam diễn viên Dương Dương. Với sự nghiệp đang trên đà phát triển và những vai diễn đầy thử thách, Vương Sở Nhiên đã và đang khẳng định vị trí của mình trong làng giải trí Hoa Ngữ. Cô không chỉ là "bản sao" của Lưu Diệc Phi, mà còn là một ngôi sao đầy triển vọng, với khả năng tạo ra những dấu ấn đặc biệt trong từng dự án mà cô tham gia.
Tư vấn mùa thi: Mang thông tin chính thống, tin cậy đến với học sinh Tiền Giang
Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa.